|
LÊN KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI CỦA BẠN

Lời khuyên về nghi thức xã giao khi đến các chùa và đền ở Nhật Bản

Với hơn một trăm nghìn địa điểm linh thiêng, các đền và chùa là các điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Tìm hiểu các nghi thức thích hợp khi bạn đến thăm.
Lời khuyên về nghi thức xã giao khi đến các chùa và đền ở Nhật Bản

Vãn cảnh các đền và chùa là một trong những hoạt động bạn không thể bỏ qua khi du lịch Nhật Bản. Với hơn một trăm nghìn đền và chùa rải rác khắp Nhật Bản, rất có thể bạn sẽ tình cờ thấy một ngôi đền hoặc đi ngang qua một ngôi chùa khi bạn đang đi từ thành phố này sang thành phố khác. Những địa điểm linh thiêng này cũng là những điểm du lịch nổi tiếng nhờ vào kiến trúc hùng vĩ và những khu vườn tuyệt đẹp.

Sự khác biệt giữa đền và chùa

Đền và chùa là địa điểm tâm linh của hai trong số các tôn giáo lớn của Nhật Bản. Nếu đây là lần đầu bạn đến Nhật Bản, bạn có thể nhầm lẫn giữa đền và chùa, nhưng thật dễ dàng để phân biệt. Các ngôi đền có đặc trưng là có cổng torii, một cổng vào cao với các thanh ngang, nằm ở lối vào của khu đền. Chùa thì có cổng mái dốc giống với mái nhà. Các ngôi chùa Nhật Bản cũng có nghĩa địa trong khuôn viên, trong khi các ngôi đền Nhật Bản thì không có.

Đền là gì?

Đền là gì?

Một ngôi đền thuộc về đạo Shinto (Thần đạo), tôn giáo bản địa của Nhật Bản. Đền là nơi thờ phụng các vị thần, được gọi là kami, có thể là các vị thần của tự nhiên (gió, cây cối, núi, v.v.) cho đến những người có tầm ảnh hưởng to lớn đã khuất. Khi bạn du lịch Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhiều đền thờ dành riêng cho các hoàng đế và shogun (các Tướng quân).

Chùa là gì?

Chùa là gì?

Một ngôi chùa là của Phật giáo, tôn giáo này đến Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Có nhiều giáo phái Phật giáo khác nhau ở Nhật Bản, như là Phật giáo Nichiren, Phật giáo Shingon, Phật giáo Tịnh độ và—có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó—Phật giáo Thiền tông. Hầu hết các ngôi chùa đều có một Phật tích hoặc tượng Phật quan trọng liên quan đến người sáng lập hoặc các vị thần của giáo phái cụ thể đó.

Những điều cần nhớ khi đến thăm một ngôi đền

Khi đến thăm một ngôi đền, hãy nhớ cư xử trang trọng và ăn mặc phù hợp. Nếu bạn không biết phải cư xử thế nào, hãy quan sát cách cư xử của khách thường xuyên và của các tín đồ. Bạn có thể chụp ảnh ở các đền thờ, nhưng không được chụp bên trong các tòa nhà. Hãy để ý các biển báo, hoặc hỏi người của ngôi đền để biết chắc chắn.

Lời khuyên về nghi thức trong đền

Khi bước vào đền

Lời khuyên về nghi thức trong đền

Hầu hết du khách sẽ cúi đầu khi bước vào đền. Hãy nhớ không đi qua lối đi ở giữa cổng torii hoặc cổng Shinto, vì lối đi này dành riêng cho vị thần của ngôi đền đó.

Nghi lễ tẩy rửa

Nghi lễ tẩy rửa

Bạn cần phải dừng lại ở temizuya hoặc chozuya, là đài phun nước hoặc chậu đá chứa đầy nước, là nơi du khách thanh tẩy bản thân trước khi cầu nguyện. Múc nước vào tay trái trước rồi đổ sang tay phải sau đó đổ lại vào tay trái để súc miệng.

Cầu nguyện

Cầu nguyện

Thông thường, khi đến một ngôi đền, bạn sẽ cầu nguyện ở phía trước của honden (chính điện), là nơi các kami cư trú. Theo phong tục, bạn nên bỏ một đồng xu vào hộp cúng dường – đồng xu năm yên được coi là may mắn, vì cách phát âm của tên đồng xu (“go-en”) giống với từ "may mắn". Nếu có một chiếc chuông treo trên hộp cúng dường, hãy rung chuông để cho kami biết là bạn đã đến. Bạn cũng có thể vỗ tay hai lần, sau đó cúi lạy hai lần trước dâng lên ước nguyện của bạn. Khi bạn đã cầu nguyện xong, hãy cúi lạy một lần nữa để hoàn thành nghi lễ.

Du khách cũng có thể viết lời ước nguyện trên một tấm gỗ, được gọi là ema, để dâng lên các vị thần. Sau khi viết xong, những tấm gỗ nhỏ này thường được treo trên cây hoặc tấm bảng lớn gần chính điện.

Mua dây chuyền hộ mệnh, bùa hộ mệnh, goshuin

Các đền thờ thường bán bùa hộ mệnh, được gọi là omamori, giúp người đeo tránh được ốm đau, đồng thời mang lại may mắn cho họ. Du khách đến thăm đền cũng có thể mua omikuji hoặc bùa hộ mệnh, được viết trên các dải giấy có thể tốt hoặc xấu. Nếu là điềm xấu, theo phong tục thì bạn sẽ buộc tờ giấy vào cành cây hoặc dây ở gần đó để những điều xui xẻo sẽ ở lại khi bạn rời khỏi đền thờ.

Nhiều du khách cũng thích sưu tập goshuin (con dấu) của các ngôi đền mà họ đến thăm. Đó có thể là một con dấu thật, hoặc một bản thư pháp viết tay của thầy tu của đền thờ. Goshuin thường được đóng thành một cuốn sách đặc biệt gọi là go-shuincho, có thể mua ở chính ngôi đền hoặc cửa hàng văn phòng phẩm. Một số goshuin miễn phí, nhưng tại một số đền thờ, bạn có thể phải mua với giá khoảng 300-500 yên.

Những điều cần nhớ khi đến thăm một ngôi chùa

Cũng như khi đến một ngôi đền, bạn cần phải cư xử trang trọng và ăn mặc phù hợp khi đến thăm một ngôi đền. Nếu bạn đang đội mũ, hãy bỏ mũ trước khi vào khuôn viên chùa. Ở một số ngôi chùa, bạn còn có thể phải cởi giày của mình. Thông thường, bạn có thể chụp ảnh bên ngoài, nhưng không được chụp ảnh bên trong. Hãy để ý các biển báo, hoặc hỏi người của ngôi chùa nếu bạn chưa biết rõ.

Lời khuyên về nghi thức trong chùa

Khi bước vào chùa

Khi bước vào một ngôi chùa, điều quan trọng là không được đặt chân lên bậc cửa của cổng chính. Phụ nữ nên bước vào bằng chân phải, trong khi nam giới vào bằng chân trái—một quy tắc mà rất ít người nhớ được.

Cũng giống như khi đến đền thờ, du khách nên tẩy rửa bản thân trước. Rất có thể bạn sẽ thấy có một chậu nước temizuya hoặc chozuya được đặt gần cổng chùa để du khách rửa tay và súc miệng. Các ngôi chùa cũng thường có một jokoro hoặc lư hương. Du khách có thể quạt khói từ lư hương lên người nếu họ cảm thấy không khỏe, với hy vọng rằng khói sẽ mang đến tác dụng chữa lành bệnh. Quạt khói hương vào đầu được cho là sẽ mang lại sự thông thái và minh mẫn cho tâm trí.

Khi bước vào chùa

Cầu nguyện

Nếu bạn muốn cầu nguyện trong chính điện của chùa, hãy thả một vài đồng xu vào hộp cúng dường. Không có gợi ý nên cúng dường bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu đồng xu. Cũng không cần phải vỗ tay trước khi cầu nguyện. Chỉ cần hơi cúi đầu (một số người cho rằng 45 độ là góc lý tưởng), chắp tay và dâng lời cầu nguyện. Cúi lạy một lần nữa khi rời khỏi chánh điện và khi ra khỏi khuôn viên chùa.

Một số ngôi chùa cho phép du khách thắp nhang và dâng hương để làm đồ cúng lễ. Thông thường, bạn chỉ cần chọn một que hương và châm hương bằng ngọn nến gần đó hoặc ngọn lửa kín. Dùng tay để quạt tắt ngọn lửa cháy trên hương, vì việc thổi tắt hương bị coi là không tốt, sau đó cẩn thận cắm hương thẳng đứng.

Cầu nguyện

Tham gia các buổi lễ

Một số ngôi chùa tổ chức các buổi lễ hàng ngày cho công chúng. Các buổi lễ này thường để cầu nguyện cho người đã khuất. Nếu trả phí, những người đi chùa cũng có thể yêu cầu một buổi lễ cho một mục đích cụ thể, như là tôn vinh người thân đã qua đời.

Ở lại qua đêm

Nghỉ qua đêm tại shukubo hoặc nhà nghỉ trong chùa đã được ưa chuộng trong những năm qua, đặc biệt là ở quần thể chùa trên đỉnh núi Koyasan ở tỉnh Wakayama. Shukubo lúc đầu là để dành cho du khách qua đêm khi hành hương, với phòng ở đơn giản và các bữa ăn chay shojin ryori. Nhiều ngôi chùa có shukubo thường mời khách tham gia các buổi lễ cầu nguyện buổi sáng.

Những ngôi đền và chùa nổi tiếng nhất nên đến thăm ở Nhật Bản

Dưới đây là một số đền và chùa bạn nên đến thăm trong lần du lịch tới đây của bạn đến Nhật Bản:

Đền

Đền

Đền Fushimi Inari - ở Kyoto và nổi tiếng nhờ vào hàng ngàn cổng torii
Tìm hiểu thêm

Đền Meiji - một ngôi đền nổi tiếng ở Tokyo thờ phụng những linh hồn được phong thần của Hoàng đế Minh Trị và Hoàng hậu Shoken

Đền Ise - là ngôi đền Thần đạo linh thiêng nhất ở Nhật Bản, với các điện thờ được xây dựng bằng gỗ trắc bá và không dùng đinh

Chùa

Chùa

Chùa Senso-ji - một trong những ngôi chùa nhiều màu sắc và nổi tiếng nhất Tokyo; là ngôi chùa lớn nhất ở quận Asakusa
Tìm hiểu thêm

Chùa Kiyomizudera - một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Kyoto; nằm gần Thác Otowa
Tìm hiểu thêm

88 ngôi chùa Shikoku - những địa điểm linh thiêng với tuyến đường hành hương hình tròn; nằm trên đảo Shikoku

Hãy đến thăm các đền và chùa khác nhau với sự trợ giúp của vé Japan Explorer Pass.

Cách thức di chuyển